Mẫu bài phát biểu trong đám cưới cho họ nhà trai nhà gái
Mẫu bài phát biểu trong lễ ăn hỏi dành cho họ Nhà Trai và Nhà Gái
Lễ ăn hỏi thì cần phải phát biểu như thế nào mới đúng? Lương Huyền Weding chia sẻ tới bạn mẫu bài phát biểu dành cho họ nhà trai và nhà gái mới nhất.
Lễ ăn hỏi là một hoạt động truyền thống, đặc biệt cần thiết trong mọi hình thức đám cưới ở Việt Nam. Mỗi bên đại diện nhà trai hoặc nhà gái đều cần có đôi lời phát biểu trước thân nhân hai họ. Nhưng không phải ai cũng tự tin đứng trước đám đông và không biết mình nên nói thế nào sao cho lời văn hợp lý và trôi chảy. Cho nên, hôm nay tôi muốn cung cấp cho các bạn các cách phát biểu trong lễ ăn hỏi hấp dẫn người nghe nhất.
Lễ ăn hỏi là gì?
Lễ ăn hỏi còn có tên gọi kiêu sa hơn là lễ đính hôn. Đây là một nghi thức truyền thống trong phong tục cưới hỏi của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Trước kia, phát biểu của đại diện họ nhà trai lễ ăn hỏi thường diễn ra trước đám cưới không quá 1 tháng. Nhưng ngày nay, để giảm bớt thời gian, người ta thường tổ chức lễ ăn hỏi vào nửa buổi sáng, sau đó sẽ tổ chức đám cưới ngay trong ngày hôm đó.
Tại lễ ăn hỏi, nhà trai đem sính lễ đến nhà gái theo thỏa thuận trước của hai bên gia đình. Sẽ có một đội bê tráp của hai gia đình, mỗi bên cân bằng nam nữ phụ thuộc vào số tráp. Khi đôi bên đã thống nhất lễ ăn hỏi, tức là nhà gái đã chính thức gả con gái, sau lễ, có thể coi hai con của hai nhà đã chính thức trở thành vợ chồng.
Khi nào thì nên phát biểu trong lễ ăn hỏi?
Khi nhà trai đến trao lễ vật, gia đình nhà gái sẽ ra chào hỏi và tiếp đón, sau đó hai dàn nam nữ sẽ bê những mâm tráp được sắp xếp, trang trí gọn gàng tới trước nơi mà nhà gái đã chuẩn bị. Lễ ăn hỏi chỉ diễn ra trong khoảng nửa giờ đồng hồ nên các đại diện cần nói ngắn gọn, súc tích, đi thẳng vào vấn đề chính. Sau khi đã hoàn tất, MC nhà gái sẽ mời đại diện nhà trai lên có đôi lời phát biểu trong đám cưới. Thời điểm này, còn gì tuyệt vời hơn nếu hai bên gia đình nhờ tới dịch vụ chụp hình cưới để lưu giữ lại những kỷ niệm, khoảnh khắc đáng nhớ nhất.
Bài phát biểu lễ ăn hỏi họ nhà trai
Khi sính lễ đã trao tay, nhà gái đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên, sau đó đại diện nhà trai lên phát biểu. Trong 1 bài phát biểu dù là họ nhà trai hay nhà gái đều nhất thiết cần có những mục sau:
Phần 1: Lời thưa gửi, giới thiệu tên họ, quan hệ đối với cô dâu/chú rể, lời cảm ơn sự có mặt của mọi người.
Phần 2: Giới thiệu các thành viên trong gia đình nhà trai
Phần 3: Mục đích chính khi tham gia lễ ăn hỏi
Phần 4: Có lời cảm ơn gia đình nhà gái và chúc phúc cho cô dâu, chú rể.
Mẫu bài phát biểu đám cưới đại diện nhà gái súc tích và đầy đủ ý nghĩa nhất
Dưới đây là một vài mẫu bài phát biểu trong đám cưới hay và ý nghĩa dành cho đại diện nhà gái:
“Kính thưa quan viên hai họ! Cùng toàn thể quý vị quan khách!
Hôm nay là ngày vui của hai cháu … và cháu … thay mặt cho gia đình nhà gái, tôi cũng có vài lời phát biểu. Thật không còn gì hơn ngoài lời chúc phúc đến hai cháu. Từ xưa, các cụ ta có câu “Trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng”, cháu … là con gái của chúng tôi năm nay đã đến tuổi cập kê. Cháu … và cháu … quen biết nhau là tơ duyên trời se, và đã nguyện kết tóc se tơ, trăm năm hạnh phúc như hôm nay .
Tuy rằng cháu … đã trưởng thành nhưng vẫn còn khá non kém trong kinh nghiệm sống. Cháu sẽ còn phải học hỏi nhiều ở các bậc sinh thành mà trong đó sắp tới đây chính là bố mẹ bên nhà chồng. Gia đình chúng tôi hy vọng sẽ được sự dạy bảo, nhắc nhở của gia đình để cháu sẽ trở thành một người con dâu hiền thảo, một người vợ đảm đang. Chúc cho cuộc sống của các cháu sẽ luôn êm ấm, hạnh phúc.
Nhằm ngày lành tháng tốt, hai bên thông gia chúng tôi nhất trí tổ chức hôn lễ để các cháu được thành vợ chồng chính thức. Mong các cụ, các ông, bà, các chú, các bác và các anh chị em hai họ cùng sẽ cùng nâng ly rượu chúc mừng cho ngày vui của hai cháu.
Xin chân thành cảm ơn!”
Kính thưa các cụ, các ông, các bà cùng gia đình nội ngoại, ông bà thân sinh cháu … và anh em bạn bè gia đình cháu …
Lời đầu tiên cho tôi được tự giới thiệu, tôi là … là … của cháu … - đại diện cho họ nhà gái, cùng với ông/bà … là … của cháu và các thành viên trong gia đình xin được gửi lời chúc phúc tới toàn thể khách quý có mặt trong ngày hôm nay.
Cũng như lời phát biểu của đại diện nhà trai, quả đúng thật hôm nay là ngày lành tháng tốt, và cũng là ngày bên nhà trai sang có lời thưa chuyện, trước hết gia đình chúng tôi xin có lời cám ơn tới bên họ nhà trai đã có sự chuẩn bị chu đáo. Tôi xin thay mặt cho gia đình nhà gái đồng ý cho hai cháu được tự do tìm hiểu và giờ thì được nên vợ, nên chồng với nhau. Chỉ mong các cháu hạnh phúc suốt đời.
(hoặc: Tôi xin thay mặt gia đình nhà gái nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chính thức nhận cháu … làm con rể ông bà ông … , mẫu hoa cầm tay cô dâu đẹp làm cháu dòng họ chúng tôi đồng thời cho phép nhà trai đón cháu … về họ nhà trai để tổ chức lễ thành hôn cho 2 cháu).
Kể từ giờ phút này trở đi: hai cháu … và … đã là dâu là rể trong nhà, hai cháu còn trẻ và còn nhiều bỡ ngỡ nên kính mong toàn thể hai bên gia đình dạy dỗ, nhắc nhở để hai cháu có thể làm tốt bổn phận làm con làm cháu trong nhà. Gia đình chúng tôi cũng mong rằng, hai cháu sẽ sống bên nhau hạnh phúc, gia đình ấm cúng thuận hòa, làm ăn phát đạt, sớm sinh bé trai, bé gái.
Thay mặt cho nhà gái, tôi xin được nhận lễ và xin mời nhà trai uống chén nước, ăn miếng trầu chúc phúc cho hai cháu. Tiếp theo, bố mẹ cô dâu sẽ dẫn chú rể vào phòng đón cô dâu ra mắt họ mạc và đi thắp nhang bàn thờ tổ tiên họ nhà gái.
Trên đây là những bài phát biểu trong đám cưới dành cho đại diện nhà gái mà Lương Huyền Weding đã sưu tầm. Hy vọng những bài phát biểu này sẽ góp phần giúp cho đám cưới của các bạn trẻ thêm phần đáng nhớ và thành công rực rỡ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét